Làm thế nào để học ngữ pháp tiếng anh genz hiệu quả?
Trước tiên muốn học ngữ pháp tiếng Anh genz đơn giản chúng ta cần phải biết các đơn vị ngữ pháp tiếng anh cơ bản bao gồm: Từ => cụm từ => mệnh đề và mệnh đề hình thành câu trong tiếng Anh. Đồng thời khi đặt câu phải tuân thủ nguyên tắc sinh từ.
Có 4 loại câu được sử dụng với mục đích khác nhau đó là: câu trần thuật (có 2 dạng đó là khẳng định và phủ định), câu hỏi, câu cầu khiến và câu cảm thán, trong câu trần thuật chúng ta lại có: câu đơn, câu ghép, câu phức và câu phức ghép.
Ở thì của động từ chúng ta có chủ ngữ sẽ hòa hợp với động từ thông qua 12 thì khác nhau, các bạn có thể nhìn hình ảnh dưới đây để chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như nguyên tắc trông như thế nào. Thì của đồng tư phản ánh thời điểm của chủ thể tức là chủ ngữ
thực hiện hành động hay còn gọi là động từ. cùng theo dõi nhé!
Về thành phần câu: ví dụ“SHE RUNS” đây là một câu trần thuật hoàn chỉnh với chủ ngữ là she động từ là run, chủ ngữ là chủ thể của hành động được miêu tả trong câu và động từ là thành phần miêu tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ.Như vậy trong bài viết học ngữ pháp tiếng Anh đơn giản hôm nay chúng ta được biết: Chủ ngữ và động từ là 2 thành phần không thể thiếu trong một câu trần thuật và có quan hệ mật thiết với nhau, có 5 thành phần câu, ngoài chủ ngữ và động từ là 2 thành phần không thể thiếu còn 3 thành phần nữa là: tân ngữ, bổ ngữ và trạng ngữ.
Về tân ngữ (object) là đối tượng chịu tác động từ hành động của chủ ngữ. Tân ngữ luôn luôn đứng sau động từ. Ví dụ: He brings his money. hay students play a game..
Bổ ngữ (Complement): Là thành phần bổ sung thông tin cho các thành phần khác trong câu bao gồm: Chủ ngữ, động từ và tân ngữ, bổ ngữ cho chủ ngữ: Đứng sau động từ liên kết hay còn gọi là linhking Verb: Be, become, feel, seem, appear… Ví dụ: I’m very good , he became a teacher. và còn bổ ngữ dưới dạng mệnh đề that Trạng ngữ: xuất hiện trong câu khi người viết muốn đưa ra các thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, tần suất, cách thức và mức độ. Ví dụ: In 2001, In Hanoi, ….
Các nguyên tắc sinh từ cơ bản trong tiếng Anh.
Như vậy các bạn đã nắm được các thành phần trong câu và cấu tạo câu trong tiếng Anh và trong bài viết học ngữ pháp tiếng Anh đơn giản này tôi muốn cho bạn biết về từ trong câu, với mục đích cho bạn biết câu được hình thành từ các thành phần mà chúng tôi đã nêu ở trên như thế nào, từ đó bạn có cái nhìn trực quan hơn về tiếng anh và đặt câu thật hay nhé!
1. S => VTTS => (O), VL(LKV) => Adj/N.
2. V, Adj, Adv => Adv/ss ~ (prep +N) ~ Dcadv.
Đây được gọi là nguyên tắc sinh từ: Từ sẽ có nhu cầu sinh ra từ khác để bổ nghĩa cho nó khi một mình nó chưa có nghĩa hoàn chỉnh. Với công thức S => VTTS => (O), thì TTS được dịch là: thì, thể, số, có nghĩa là chủ ngữ thì sinh ra động từ nhưng động từ đúng khi thoả mãn 3 điều kiện là thì, thể và số, và động từ có thể có hoặc không sinh ra tân ngữ.
Ví dụ khi bạn muốn tỏ tình ai đó bạn nói: I, mỗi I thì chưa đủ nghĩa, nó cần sinh ra động từ bổ nghĩa cho I là Love, khi có câu I love vẫn chưa rõ là yêu ai thì từ đó love lại sinh ra You, ta có câu hoàn chỉnh.
I love you
S => V => O
Tương tự với VL => Adj/N. VL ở đây là linking Verb, như các bạn đã đọc ở trên thì VL là Be, become, feel, seem, appear… thì nó sẽ có xu hướng sinh ra tính từ và danh từ bổ nghĩa cho nó. Ví dụ: She is happy hay she is a writer. Vậy các bạn sẽ hỏi tại sao lại thêm “is” vào đây, vì nó là linking Verb (Be)
Kết Luận:
Như vậy trong tiếng anh chúng ta có nhiều loại từ khác nhau, và nhiều nguyên tắc khác nhau, trong bài viết này chúng mình đã nêu ra thành phần trên để học ngữ pháp tiếng Anh đơn giản, và các bạn phải nhớ: trong tiếng Anh câu nào cũng phải có động từ, và có 2 loại động từ chính là động từ thường (V=>O và động từ nối (VL =>Adj/N) trong bài viết tiếp theo chúng mình sẽ cùng tìm hiểu nguyên tắc sinh từ số 2 và những lỗi ngữ pháp hay nhầm lẫn nhé!
------------------------------------------------------------------
Tham khảo thêm panpage của chúng mình nhé!: https://www.facebook.com/genztaplamsinhvien
Tiktok của chúng mình rất vui được bạn ghé thăm: https://www.tiktok.com/@genztaplamsinhvien
Comentários